Our Services /
Nhổ răng khôn
All Services

RĂNG KHÔN LÀ GÌ?

Răng khôn, thường được gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng "đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió", không hề gây đau đớn; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm. Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi răng khôn mọc, bác sĩ thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:

 

  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Răng khôn không mọc đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn chỉ mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
  • Nếu răng khôn không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc ngầm có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BẠN CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?

Hãy khám răng định kỳ hai lần một năm để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bác sĩ phát hiện vấn đề đáng lo ngại nào về răng khôn của bạn, họ sẽ kiểm tra chuyên sâu hơn và tiến hành chụp X-quang, cũng như thảo luận với bạn về phương pháp điều trị những vấn đề đó. Răng khôn thường được nhổ thông qua phẫu thuật nhổ răng khôn khi có các dấu hiệu như sau:

  • Những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng khôn có thể bị tổn thương
  • Nguy cơ răng mọc ngầm
  • Nguy cơ viêm nhiễm răng
  • Hình thành u nang hoặc khối u

Nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai, và những bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù khó có thể dự đoán các vấn đề gặp phải trong tương lai, nhưng lý do để thực hiện nhổ răng khôn thay vì giữ chúng lại trong miệng là để giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe hơn trong tương lai:

Răng khôn không có các triệu chứng trên vẫn có thể chứa các nguy cơ gây bệnh.

Nếu không có đủ không gian cho răng khôn mọc, thường rất khó để tiếp cận cũng như làm sạch răng khôn đúng cách.

Các biến chứng nghiêm trọng của răng khôn ít xảy ra ở người trẻ tuổi.

Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn với việc phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu thuật.

Wisdom Teeth X-ray Westcoast

RỦI RO CỦA VIỆC NHỔ RĂNG KHÔN LÀ GÌ?

Mặc dù hầu hết các ca nhổ răng khôn không dẫn đến các biến chứng lâu dài, nhưng một số vấn đề có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật như là:

  • Ổ răng bị khô là tình trạng cục máu đông hậu phẫu thuật bị bật ra khỏi vết thương phẫu thuật (trong ổ răng) và khiến xương nằm bên dưới bị lộ ra ngoài. Ổ răng bị khô có thể gây đau đớn và làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
  • Các hạt thức ăn bị mắc kẹt hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng trong ổ răng.
  • Các vấn đề về xoang do viêm nhiễm.
  • Xương hàm dưới yếu đi.
  • Tổn thương thần kinh ở môi dưới, lưỡi hoặc cằm.

Nếu bạn lo lắng về những rủi ro trong quá trình nhổ răng khôn, hãy chia sẻ với bác sĩ về những lo ngại đó. Các bác sĩ có thể giải thích quy trình nhổ răng khôn và cung cấp thông tin chi tiết về quy trình nhổ răng để xem liệu việc phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không.

274239131_1318062848713265_7505012533955289317_n

CHĂM SÓC SAU NHỔ RĂNG

         NÊN:

  • Sau phẫu thuật, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn có thể quay lại lịch trình bình thường vào ngày hôm sau, nhưng hãy duy trì hoạt động tốn nhiều sức lực ở mức tối thiểu khoảng một tuần trong khi vết thương do phẫu thuật của bạn đang dần lành lại.
  • Ăn thức ăn mềm trong một hoặc hai ngày sau phẫu thuật. Nước sốt táo và sữa chua sẽ giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng và bạn có thể dễ dàng nuốt chúng từ miệng mà không làm ảnh hưởng đến các vị trí nhổ răng.
  • Dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Sử dụng túi chườm đá lên má cũng có thể giúp giảm đau nhẹ.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (khoảng 250ml nước với 1/2 muỗng cà phê muối ăn) sau mỗi bữa ăn và cứ sau vài giờ trong vòng một tuần. Bạn có thể bắt đầu chải răng lại sau một hoặc hai ngày đầu tiên, nhưng hãy cẩn thận khi tiếp cận gần chỗ được phẫu thuật.

KHÔNG NÊN:

  • Uống đồ uống có đường, cafein, có ga hoặc có cồn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước và không nên dùng ống hút vì hành động hút có thể vô tình đánh bật cục máu đông khỏi vết thương, từ đó làm chậm quá trình hồi phục.
  • Ăn thức ăn quá dai hoặc quá cay, hoặc thức ăn dễ bị mắc kẹt giữa các răng.
  • Nhổ nước bọt dưới bất kỳ hình thức cũng có thể đánh bật cục máu đông. Nếu bạn nghĩ rằng gạc trên vị trí nhổ răng cần phải được thay thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn. Sưng và bầm tím hậu phẫu là hiện tượng bình thường, nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện trong vòng một vài ngày bằng cách sử dụng một túi nước đá.
  • Chải răng, khạc nhổ hoặc sử dụng nước súc miệng trong ngày đầu tiên hoặc ngày tiếp theo.
  • Không hút thuốc hoặc nhai các sản phẩm thuốc lá. Tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào từ thuốc lá sau khi phẫu thuật răng miệng có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng.

Nếu bạn có các mũi khâu thì đừng lo bởi chúng có khả năng tự phục hồi, và sẽ biến mất trong một vài tuần. Nếu vết khâu của bạn cần phải được tháo chỉ, bạn rất có thể phải xếp lịch hẹn với bác sĩ để tiến hành tháo chỉ.

 

Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn cùng các bác sĩ chuyên khoa nha khoa của Nha Khoa Dr.Tooth nhé!

Dr.Tooth Dental Clinic - Trung Tâm Nha khoa Dr.Tooth

Địa chỉ: 90 Huỳnh Thúc Kháng- Nha Trang

Hotline: (0258)3515 788 - 0813 515 788

Giờ mở cửa: 7h30 – 18h30 (tất cả các ngày trong tuần).

Free call
Free call